Giống như chiếc áo dài Việt Nam. Kimono là sự hiện thân thể hiện văn hóa Nhật Bản. Người dân xứ sở Mặt Trời, đã sử dụng áo Kimono tới vài trăm năm nay. Nó không chỉ mặc vào những ngày đặc biệt như: Tết, ngày cưới…và cả những ngày bình thường. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi khám phá nét đẹp trong trang phục Kimono của người Nhật Bản nhé.
Bài viết tham khảo:
- Văn hóa Nhật Bản trong mon võ sumo – môn võ không dành cho người gầy
- Chim Hạc trong trang phục cưới của người Nhật Bản
1. Lịch sử hình thành
Trong tiếng Nhật “Kimono” có nghĩa là “quần áo”. Vào thời Nara (giai đoạn từ 710 đến 794), trang phục của người Nhật được chia làm 2 phần tách rời ra: Phần trên là áo, phần dưới là quần hoặc váy hoặc có trường hợp sử dụng một bộ quần áo liền nhau để mặc.
Vào thời Heian, sự cải tiến trong trang phục cũng như cách tiện lợi khi sử dụng đã được thay đổi. Họ sử dụng phương pháp Straught – line – cut (tức là cắt theo đường thẳng).
Yêu cầu của phương pháp này chính là cắt các mảnh vải theo đường thẳng đã kẻ sẵn, sau đó sẽ khâu chúng lại. Việc cắt theo đường thẳng, giúp cho những người thợ may áo kimono sẽ không phải suy nghĩ và lo lắng về hình dáng người sử dụng.
Bởi những bộ Kimono cắt theo đường thẳng này đem lại rất nhiều lợi ích như:
- Thứ nhất: Rất dễ gấp
- Thứ hai: Dễ mặc
- Thứ ba: Hợp với tất cả mọi hình dáng cơ thể dù béo hay gầy.
- Thứ tư: Phù hợp với sự thay đổi của thời tiết, mùa đông có thể mặc được nhiều lớp áo ở bên trong để giữ ấm cơ thể. Vào mùa hè sử dụng những chất liệu mát để may mặc như lanh, lụa…
Từ những lợi ích đó mà Kimono, đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân xứ sở Mặt Trời mọc.
Kimono đã được ra đời vào thời Heian (giai đoạn từ 794 đến 1192).Đến nay, Kimono đã trở thành trang phục mang đậm văn hóa Nhật Bản.
Lúc này, người Nhật đã quan tâm đến trang phục của mình hơn. Thể hiện qua việc sử dụng màu sắc, phối kết hợp để tạo nên những bộ trang phục ấn tượng nhất. Đặc biệt, còn thể hiện địa vị xã hội chính trị của người mặc.
Giai đoạn 1192 đến 1338 (thời Kamakura) và giai đoạn 1338 đến 1573 (thời Muromachi): Người Nhật thích sử dụng những bộ Kimono đầy màu sắc rực rỡ. Cả chiến binh, thủ lĩnh và cả người dân đều muốn khoác lên mình trang phục đầy màu sắc.
Giai đoạn 1603 đến 1868 (thời Edo): Lúc bấy giờ, gia tộc Tokugawa nắm quyền thống trị khiến đất nước bị chia cắt. Để phân biệt các vùng của các lãnh chúa, trang phục của mỗi vùng sẽ có sự khác biệt và điểm nhấn riêng.
Nhờ có sự đa dạng về thiết kế trang phục, khiến cho tay nghề của các nghệ nhân được tăng lên đáng kể. Nó trở thành hình thức nghệ thuật tại xứ sở này. Giúp cho Kimono ngày càng có ý nghĩa, giá trị và trở thành một vật gia truyền từ đời này sang đời khác.
Giai đoạn 1868 đến 1912 (vào thời Minh Trị), lúc này văn hóa Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các văn hóa phương Tây. Chính phủ Nhật Bản, khuyến khích người dân sử dụng và học theo lối sống của nước ngoài. Cũng từ đây, văn hóa mặc Kimono của người dân Nhật Bản có phần thuyên giảm.
Mặc dù, người Nhật đã có nhiều sự thay đổi trong lối sống và cách ăn mặc. Nhưng khi có các sự kiện lớn, sự kiện trọng đại như: cưới xin, vào các dịp tết, tiệc trà, đám ma… thì người Nhật đều mặc áo Kimono.
Điều ấy thể hiện sự chân quý và coi trọng trang phục truyền thống của dân tộc mình.
2. Ý nghĩa văn hóa Nhật Bản qua kiểu dáng và các loại Kimono
Chất liệu, màu sắc của Kimono thể hiện vị trí, địa vị xã hội và cả phân biệt giới tính cụ thể như sau:
a. Trang phục Kimono dành cho nữ giới
Việc may kimono dành cho nữ sẽ không dừng lại ở 1 cỡ. Vì thân hình của người phụ nữ, có sự thay đổi khác nhau giữa phụ nữ độc thân và phụ nữ đã có gia đình như:
- Đối với các thiếu nữ mới lớn, còn độc thân thì sẽ mặc loại Furisode. Loại này, thường có nhiều họa tiết hoa văn tươi tắn được trang trí trên vải. Ngoài ra, ống tay áo phải dài và rộng.
- Đối với phụ nữ đã có gia đình sẽ mặc loại Tomesode. Thì việc may và thiết kế lại khác biệt như: Ống tay áo phải ngắn, không được mặc màu sắc sặc sỡ. Thay vào đó là mặc màu truyền thống là màu đen, có hoa văn đơn giản. Ngoài ra, trang phục này có màu đen sẽ được may phù hiệu riêng của gia tộc. Mục đích để mặc trong các sự kiện quan trọng của người thân.
- Đối với mọi đối tượng phụ nữ thì thường mặc trang phục có tên là Hoomongi. Đây là trang phục có màu sắc trang nhã, có nhiều họa tiết trang trí trên mặt vải và thường được mặc trong các buổi gặp mặt hoặc viếng thăm.
- Đối với cô dâu thì sẽ mặc trang phục có tên là Shiromuku. Đây là bộ lễ phục màu trắng, tượng trưng cho sự bắt đầu. Đặc biệt, bộ trang phục này có phần đuôi áo tỏa tròn và dài.
- Đối với trang phục dành cho quý tộc và phụ nữ hoàng gia thì sẽ sử dụng loại áo có tên là Junihitoe. Đây là trang phục gồm một số loại áo kiểu khác nhau của kimono.
- Mặc trong các dịp bình thường thì sử dụng loại Tsumugi. Loại này thường có các họa tiết rõ ràng và sáng. Ngoài ra, có thể sử dụng loại Komon với họa tiết nhẹ nhàng và nhỏ.
- Đối với việc sử dụng kimono trong các buổi tiệc hoặc đám cưới bạn bè. Người Nhật sẽ sử dụng loại Tsukesage, loại nàu thường có các hoa văn chạy theo lưng và thân áo. Đặc biệt, các họa tiết đều rất sáng và nổi rất rõ.
- Vào mùa hè, người Nhật thường sử dụng loại kimono thông dụng nhất có tên là Yukata. Loại này thường được may bằng vải cotton để thẫm mồ hôi và tay áo ngắn. Giúp người mặc luôn cảm thấy mát mẻ.
b. Trang phục kimono dành cho nam giới
- Trái ngược với nữ giới, trang phục kimono dành cho nam phần lớn là trang phục có màu tối và không có hoa văn.
- Đặc biệt là những trang phục màu tối thường được in gia huy của gia tộc, dòng họ của mình.
- Thông thường màu đen sẽ là màu sắc truyền thống và chủ đạo dành cho nam. Bởi người Nhật cho rằng: Màu đen chính là thể hiện sự trang trọng nhất.
Kimono không chỉ là một trang phục truyền thống của người dân xứ sở Mặt Trời. Đó còn là sự tiêu biểu cho nét văn hóa Nhật Bản, một tác phẩm nghệ thuật. Mong rằng, với bài viết này bạn sẽ hiểu hơn và thấy được ý nghĩa đặc sắc đằng sau trang phục Kimono.ux