Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có cách giao tiếp khác nhau. Phong cách riêng đó người ta gọi là văn hóa giao tiếp. Nó thể hiện tinh thần dân tộc, tính cách con người mỗi quốc gia đó. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu những cách mà người Nhật Bản sử dụng làm giao tiếp nhé.
Bài viết xem thêm:
- Giới thiệu về thành phố Osaka Nhật Bản – nơi có nhiều lao động Việt
- Thời gian bay từ Việt Nam đến Nhật mất bao lâu?
1. Sử dụng cách cúi người chào là cách giao tiếp phổ biến nhất của người Nhật
Nếu như, bạn chưa từng đến Nhật nhưng bạn đã xem những bộ phim của Nhật Bản hoặc qua các chương trình thời sự, khi các cấp lãnh đạo đón tiếp người Nhật Bản đến thăm. Bạn đều dễ dàng thấy được đó là họ đều cúi người chào.
Quy tắc cúi người là “người dưới” sẽ phải cúi đầu chào “người trên” trước, đã trở thành văn hóa giao tiếp của người Nhật từ bao đời nay.Đây là cách giao tiếp, được người dân xứ sở Mặt Trời sử dụng phổ biến nhất.
Cách cúi chào này, người ta gọi đó là giao tiếp Ojigi tức là đổ người từ phần eo về trước.
Với việc giao tiếp bằng cách cúi người này, có 3 phương thức cúi tùy thuộc vào đối tượng mình gặp cụ thể như sau:
- Đối với người lớn tuổi: Cách họ giao tiếp là cúi khoảng 45 độ cúi từ từ. Việc sử dụng cách cúi này người Nhật gọi là kiểu Saikeirei. Đây là cách mà người Nhật sử dụng, để thể hiện sự biết ơn, tôn trọng của mình.
Kiểu cúi này thường thấy rõ nhất, khi họ đứng trước bàn thờ trong các đền của Thần Đạo, trước Thiên Hoàng, trước Quốc kỳ và ở nơi chùa cửa Phật giáo.
- Đối với người lần đầu gặp mặt, họ không cúi người 45 độ mà họ chỉ cúi khoảng 30 độ mà thôi. Sở dĩ ở góc 30 độ này, đủ để thể hiện sự tôn trọng của mình với người mới gặp.
Cách cúi này, nếu khi bạn đang ở tư thế đứng thì cúi xuống khoảng 30 độ và giữa nguyên tư thế tầm 2 đến 3 giây. Mục đích để thể hiện sự trang trọng, mến khách.
Nếu bạn ở tư thế ngồi trên sàn nhà, thì bạn không phải đứng lên để cúi chào nữa. Thay vào đó là sẽ đặt 2 tay xuống sàn, lòng bàn tay úp và cách nhau từ 10 đến 20 cm và thực hiện kiểu chào.
Bạn sẽ cúi đầu thấp và chỉ cách sàn từ 10 đến 15 cm. Kiểu cúi này người Nhật gọi là kiểu Keirei.
- Đối với việc giao tiếp chào hỏi, chỉ là xã giao hàng ngày với người ngang hàng mình. Người Nhật họ cũng cúi chào, nhưng chỉ cúi khoảng 15 độ đủ để cho đối tượng nhìn thấy là được.
Mặc dù, với việc sử dụng cúi đầu làm văn hóa giáo tiếp cũng rườm rà và phức tạp. Tuy nhiên, người Nhật họ vẫn không quên cách chào hỏi nhau và cho đến bây giờ chúng ta vẫn bắt gặp cách giao tiếp này của người Nhật ở mọi lúc mọi nơi.
2. Sử dụng cách tặng quà làm phương thức giao tiếp
Nếu như, chúng ta không hiểu rõ về văn hóa giao tiếp này thì chắc chắn khi đến Nhật các bạn sẽ gặp khó khăn.
Tặng quà ở Nhật là sự thể hiện sự tôn trọng, tình bạn và có cả sự ngưỡng mộ. Cách tặng quà này được người Nhật sử dụng khá nhiều.
3. Sử dụng mắt để giao tiếp
Nếu như ở Việt Nam, khi nói chuyện với nhau thì nhìn thẳng vào người đối thoại là thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe khi giao tiếp.
Nhưng với ngườ dân xứ sở hoa anh đào lại khác, họ lại cho rằng việc cứ nhìn chằm chằm vào đối tượng khi nói chuyện là sự thể hiện khiếm nhã, thiếu lịch sự và không đúng mực.
Thay vào đó mà họ sẽ phải tìm đối tượng khác để nhìn như, cuốn sách, lọ hoa, đồ nữ trang, nhìn sang bên… hoặc chỉ đơn giản là cúi đầu xuống, với mục đích tránh nhìn trực diện vào người đối thoại.
4. Muốn gọi ai đó thì vẫy tay
Có nhiều cách để gọi người khác như gọi bằng tiếng trực tiếp. Ngoài cách gọi trực tiếp này, người Nhật còn tạo ấn tượng bằng cách vẫy tay.
Tất nhiên, việc gọi bằng cách vẫy tay này cũng có quy tắc bắt buộc như: mình phải để lòng bàn tay hướng xuống, rồi gập các ngón tay xuống như vẫy cánh thì mới thân thiện.
Còn nếu chỉ cong một hoặc vài ngón tay thôi thì đó lại là cử chỉ mang tính chất mệnh lệnh, cử chỉ này là cử chỉ tục tĩu thiếu văn minh thiếu tôn trọng người khác.
5. Dùng trang phục để làm văn hóa giao tiếp
Chúng ta cũng biết, áo kimono là trang phục truyền thống của người Nhật Bản. Tuy nhiên, khi mặc chiếc áo này thì cơ bản sẽ rườm rà hơn và không được thuận tiện cho lắm.
Ngày nay, để có được sự thuận tiện nhất trong cuộc sống hàng ngày. Người Nhật, đã dần sử dụng các trang phục theo phương tây để mặc. Mục đích là thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sư nhưng vẫn không đánh mất đi các nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Nếu bạn chú ý thì: các doanh nghiệp Nhật Bản, thường rất chú trọng đến vẻ bề ngoài của nhân viên. Do đó, họ luôn ăn mặc chỉn chu, gọn gàng. Chính những điều đó, họ luôn được đánh giá cao và giành được nhiều thiện cảm với các nhà đầu tư.
6. Im lặng là cách để thể hiện văn hóa giao tiếp khôn ngoan nhất
Im lặng là đồng nghĩa mình sẽ không biết được câu hỏi, câu trả lời của đối phương. Điều này khiến cho đối phương, luôn có sự mơ hồ và rất khó khám phá ra được điểm yếu của mình.
Chính vì thế, người Nhật thường sử dụng cách giao tiếp bằng sự im lặng của mình. Nói ít hơn nhưng nói chất lượng và làm nhiều hơn thay vì lời nói, mới thực sự khôn ngoan và thông minh nhất. Đem lại hiệu quả công việc tích cực nhất.
Nếu bạn cứ để ý, những ai thường làm lãnh đạo họ thường nói rất ít. Thay vì việc nói ra, những quyết định mới là kết quả. Ngoài ra, sự im lặng còn giúp bạn có được mối quan hệ hòa giải không bị hiểu lầm.
7. Văn hóa giao tiếp trong cách cảm ơn, xin lỗi
Cụm từ cảm ơn, xin lỗi được người Nhật sử dụng rất nhiều và chúng ta thường gặp ở mọi lúc mọi nơi.
Đành rằng cảm ơn, xin lỗi là câu từ trong cuộc sống hàng ngày nhưng với người Việt thì có chung một suy nghĩ là: Khi nói từ xin lỗi có nghĩa mình đã phạm phải một vấn đề nào đó nghiêm trọng… hay khi nói cảm ơn có nghĩa bạn đã nhận được sự giúp đỡ lớn lao nào đó.
Còn với người Nhật thì họ sử dụng cảm ơn, xin lỗi rất thường xuyên liên tục hàng ngày. Vì đây chính là văn hóa của họ.
8. Gật đầu
Gật đầu có nghĩa là đồng ý, chấp nhận ý kiến từ người khác. Chỉ có chú ý lắng nghe để ngẫm và thẫm thì họ mới có được những cái gật đầu đồng ý.
Đối với người Nhật, cách họ sử dụng gật đầu là chứng minh họ luôn lắng nghe bạn. Bên cạnh đó, là sự khuyến khích để bạn tự tin hơn khi tiếp tục câu chuyện của mình.
Mong rằng, với cách người Nhật thể hiện văn hóa giao tiếp mà chúng tôi vừa chia sẻ. Giúp các bạn, hiểu hơn về nền văn hóa của quốc gia này. Nhờ đó, nếu bạn sang Nhật học tập hay làm việc bạn sẽ nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống cũng như gặp được sự may mắn cho mình trong suốt thời gian ở Nhật.