Khi nói đến nền văn hóa Nhật Bản thì không thể bỏ qua hình tượng võ sĩ Samurai. Hình tượng võ sĩ ấy là biểu tượng cho các siêu anh hùng và được cả thế giới biết đến. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng nhau khám phá nền văn hóa Nhật Bản trong hình tượng võ sĩ Samurai.

Văn hóa Nhật Bản trong hình tượng võ sĩ Samura
1. Lịch sử ra đời của các võ sĩ Samurai Nhật Bản
Trong thế kỷ thứ 12 – thời Mạc Phủ, Samurai chính là tên gọi của tầng lớp thị vệ chiến binh đầu tiên của Nhật Bản. Những chiến binh này là những thị vệ, cận vệ quan trọng của vua chúa.
Trong tiếng Nhật, Samurai được phát âm từ chữ “thị” và được kết hợp với chữ “nhân”. Chữ “nhân” đứng trước chữ “thị” mang ý nghĩa là đầy tớ. Bình thường chúng ta hiểu “đầy tớ” là ám chỉ người giúp việc cho gia đình, làm tất cả những công việc mà người chủ sai bảo.
Nhưng đối với các Samurai thì khác bởi họ chỉ tham gia góp mặt vào lĩnh vực quân sự mang tầm cỡ quốc gia. Chính vì thế các Samurai chính là những cận vệ được cấp lãnh đạo cấp cao tin tưởng nhất.
2. Vì sao các Samurai lại được gửi gắm nhiều sự tin tưởng của vua chúa?
Không phải bỗng dưng hay ngẫu nhiên mà các Samurai lại nhận được sự tin tưởng của vua chúa đến thế. Tất cả đều có những lí do và nguyên nhân của nó:
Thứ nhất: Được lựa chọn kỹ lưỡng ngay từ nhỏ để đào tạo. Tức là những đứa trẻ nào có những tố chất và được chọn lọc kỹ càng từ nhiều góc độ như: Khả năng nhanh nhạy, nhạy bén, năng khiếu,… thì mới được lựa chọn trở thành Samurai.

Ngày từ nhỏ các Samurai đã phải tập luyện vất vả
Thứ hai: Được đào tạo một cách bài bản và kỹ lưỡng. Đặc biệt là cách sử dụng các kỹ năng như: sử dụng kiếm, thi ca, nghệ thuật thưởng thức trà đạo, hội họa… Hay nói đúng hơn, là một Samurai thì phải có đức – trí – dũng song toàn.
Thứ ba: Đây là điều quan trọng nhất của tinh thần võ sĩ đạo Samurai là sự trung thành, sự dũng cảm và danh dự của dân tộc. Vì thế chúng ta thường thấy, các Samurai thời đấy đều rất mực trung thành thể hiện bằng cả mạng sống. Họ sẵn sàng dùng kiếm kết liễu sự sống của chính mình nếu như bị thua để thể hiện sự trung thành đến tuyệt đối.
Trong trường hợp, người chủ tướng của các võ sĩ ấy chẳng may qua đời thì các Samurai họ sẽ vô cùng đau lòng. Thậm chí còn bỏ đi lang thang, làm đủ các nghề như: bốc vác, cày cuốc… để duy trì cuộc sống. Đặc biệt họ trung thành đến nỗi là không nhận chủ tướng mới cho mình và đôi khi còn tự mổ bụng tự sát đẻ bảo vệ chủ nhân ngay khi họ đã ở thế giới bên kia.
Đây là câu chuyện có thật về các võ si Samurai thời đó. Điều ấy khiến cho nhiều người vô cùng xúc động. Chính sự dũng cảm và trung thành của các Samurai khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Chính họ đã tạo nên nét văn hóa Nhật Bản trong hình tượng võ sĩ Samurai.
3. Vũ khí và trang phục của võ sĩ Samurai
Nếu như bạn đã từng xem những bộ phim của Nhật Bản về các võ sĩ Samurai, hẳn các bạn đều rất ấn tượng bởi các võ sĩ này luôn mặc trang phục truyền thống là áo kimono của Nhật Bản. Bên cạnh sườn được đeo chiếc kiếm dài chừng 1m. Cùng với đó là đôi dép cỏ waraji hoặc guốc gỗ Geta họ thường sử dụng.
Sở dĩ, họ sử dụng dép hoặc guốc và mặc áo kimono để khẳng định tinh thần dân tộc.
Áo kimono của các võ sĩ Samurai được thiết kế dựa trên bộ kimono truyền thống nhưng bỏ bớt đi một số chi tiết rườm rà. Mục đích để các võ sĩ dễ di chuyển và thân thủ được nhạy bén hơn khi có biến cố xảy ra.
Mặc dù có sự thay đổi đôi chút so với trang phục truyền thống, nhưng bộ kimono của các võ sĩ Samurai vẫn giữ vững nét văn hóa Nhật Bản.
Đối với trang phục chiến đấu, các Samurai sẽ được khoác lên người áo giáp có cân nặng 15kg đến 20 kg. Khi ra chiến trường, dao kiếm khó có thể tránh khỏi thì bộ áo giáp này sẽ giúp các Samurai tránh được những thương tích bất ngờ xảy đến.

Trang phục chiến đấu của các Samura khi ra chiến trường
Có 2 loại áo giáp dành cho các Samurai:
Loại thứ nhất: Yoroi, loại này rất nặng do trọng lượng của mũ sắt và bộ sắt bảo vệ vai. Chính vì thế loại này được dùng phổ biến cho kị binh.
Loại thứ hai: Do-Maru, loại này có trọng lượng nhẹ hơn nên thích hợp cho các lính bộ.
4. Văn hóa Nhật Bản trong tinh thần võ sĩ đạo Samurai
Đối với người võ sĩ đạo nói riêng, họ sống và phải tuân thủ 7 nguyên tắc. Chính những nguyên tắc này khiến người ta vô cùng cảm kích và khâm phục người võ sĩ Nhật Bản, 7 nguyên tắc đó chính là sự thừa hưởng giá trị lối sống văn hóa Nhật Bản cụ thể như sau:
Nguyên tắc thứ 1: Sự công bằng
Công bằng là nguyên tắc sống hàng đầu của các võ sĩ Samurai, bất kỳ một vấn đề nào cũng phải đặt hai chữ “công bằng” lên hàng đầu. Bởi họ hiểu được, cuộc sống phải có công lý đúng sai có lý có tình. Cũng từ sự công bằng ấy họ sẽ biết điều chỉnh bản thân, danh dự cá nhân để không bị sa vào những ham muốn vật chất tầm thường làm ảnh hưởng đến tinh thần trượng nghĩa của Samurai.
Nguyên tắc thứ 2: Sự chân thành
Sự chân thành chính là một phẩm chất đạo đức nó không cầm được, không ăn được mà chỉ nhìn được bằng hành động. Với một chủ tướng nào đó thì họ luôn mong muốn cận vệ của mình có được sự chân thành. Sự chân thành đó được chứng minh ở trách nhiệm, bằng lời hứa. Với các Samurai thì họ luôn thể hiện sự chân thành của mình với trách nhiệm và lời hứa với chủ tướng.
Nguyên tắc thứ 3: Sự nhân từ
Văn hóa Nhật Bản nói riêng: Nhân từ, độ lượng sẽ tạo ra sức mạnh. Chính vì thế, các Samurai cũng hội tụ được sự nhân từ của mình khi mà sống bao dung với đồng nghiệp hay không uy hiếp những kẻ yếu đuối.
Nguyên tắc thứ 4: Sự tôn trọng
Đối với các Samurai, sự tôn trọng không chỉ dành riêng cho chủ tướng. Bên cạnh đó họ còn dành sự tôn trọng với đồng nghiệp và với kẻ thù. Bởi nếu không thể hiện được sự tôn trọng đối với kẻ thù thì cho dù, họ có chiến thắng thì cũng chỉ là một con thú khỏe mạnh bắt nạt kẻ yếu mà tự khoe khoang.
Nguyên tắc thứ 5: Sự tận tâm
Đây chính là nguyên tắc sống của các Samurai. Bởi chỉ có sự tận tâm thì họ sẽ không rơi vào ham muốn tranh giành quyền lực, tiền bạc, lợi ích cá nhân… Đặc biệt, là bản thân sẽ hạn chế được các xung đột với chính đồng nghiệp của họ.
Nguyên tắc thứ 6: Sự can đảm
Đối với văn hóa Nhật Bản thì bất cứ người lính Nhật hay võ sĩ Nhật đều phải thừa hưởng đức tính can đảm. Bởi với họ, trong quá trình chiến đấu sự thắng lợi có hay không chính là sự hội tụ của sức mạnh, sự nhạy bén, lý trí và lòng can đảm. Họ luôn suy nghĩ cái chết không hề sợ mà quan trọng cái chết đó trong nhục nhã hay vinh dự mà thôi.
Nguyên tắc thứ 7: Danh dự
Danh dự ở đây không chỉ là danh dự của cá nhân, đó là danh dự của cả tập thể, danh dự của cả dân tộc. Vì thế, sự chiến đấu của họ luôn song hành cả danh dự nữa. Đây chính là niềm tự hào của các Samurai Nhật Bản.
Mặc dù, đến nay thời kỳ Samurai đã không còn nữa bởi quy định mới của chính phủ Nhật Bản và sự quyết định cấm sử dụng kiếm. Mục đích để đáp ứng sự thay đổi, phát triển của một đất nước hiện đại văn minh. Tuy nhiên, tinh thần võ sĩ đạo, võ sĩ Samurai vẫn được người Nhật thừa hưởng. Tạo nên nền văn hóa Nhật Bản đặc trưng trên toàn thế giới.