Văn hóa Nhật Bản vô cùng đặc sắc thể hiện từ các võ sĩ đạo, áo kimono… và nay là môn võ không dành cho người gầy – võ Sumo. Sở dĩ môn võ này, không dành cho người gầy vì nó vô cùng đặc biệt do các võ sĩ đều có trọng lượng cả trăm ký. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu môn võ truyền thống đặc sắc chỉ có tại xứ sở Mặt Trời mọc này nhé.
Bài viết tham khảo:
1. Sự ra đời của môn võ Sumo Nhật Bản
Theo lịch sử ghi chép lại, Sumo được xuất hiện tại Nhật cách đơn hơn 2.000 năm. Nó chính là một nghi thức tôn giáo, để báo hiệu về mùa màng có được bội thu hay không.
Mặc dù có sự xuất hiện từ rất sớm, nhưng Sumo mới được phát triển rực rỡ từ đầu những năm 1.600 (tức là phải 400 năm sau Sumo mới được công nhận như một môn thể thao).
Sumo là một nghi lễ tôn giáo quan trọng trong đạo Shinto (hoặc Thần Đạo). Vào ngày lễ, Sumo sẽ được đi kèm với những điệu múa linh thiêng. Mục đích là dâng lên các vị thần, để các vị thần Shinto tiên đoán về mùa màng sắp tới.
Đến năm 710-794 vào thời Nara, Sumo được tầng lớp thượng lưu tại xứ sở anh đào để mắt chú ý tới. Nhờ vậy mà Sumo không còn là nghi thức riêng, được sử dụng trong các dịp lễ của tôn giáo. Thay vào đó, Sumo được phát triển trở thành một bộ môn thể thao .
Đến năm 1192 khi chiến tranh nổ ra, Sumo được coi như sức mạnh của Nhật Bản. Chính vì thế, Sumo đã được đưa vào huấn luyện trong quân đội.
Năm 1603 đến 1868 vào thời kỳ Edo, các nhóm võ sĩ Sumo được đào tạo huấn luyện và chuyên nghiệp chính thức được hình thành. Nó bắt đầu được biểu diễn trong các ngôi đền,tại các lễ hội được diễn ra trong thời kỳ này.
Năm 1868 đến 1912 thời Minh Trị, Sumo chính thức trở thành môn thể thao dân tộc mang văn hóa Nhật Bản. Mặc dù sự phát triển xã hội được biến đổi không ngừng, nhưng môn võ này vẫn được duy trì cho đến ngày nay và nó được coi là niềm tự hào của người dân Nhật Bản.
2. Đặc điểm của môn võ không dành cho người gầy trong văn hóa Nhật Bản
Điều trái ngược của gầy là béo. Môn võ Sumo không dành cho người gầy có nghĩa đây là môn võ dành cho người béo.
Các võ sĩ Sumo đều có thân hình cồng kềnh, do trọng lượng cơ thể đều ở mức cao. Trọng lượng của võ sĩ Sumo Nhật Bản dao động từ 100 đến 400 ký. Trọng lượng lý tưởng dao động từ 180 đến 270 ký.
Các võ sĩ Sumo, đều phải được huấn luyện kỹ càng ngay từ nhỏ. Họ phải tuân thủ và làm theo những quy tắc do hiệp hội Sumo đặt ra để rèn luyện sức khỏe, hành vi thái độ…đặc biệt là khẩu phần ăn giúp họ có cân nặng như mong muốn.
Vì đặc điểm của môn võ Sumo là chỉ dành cho người béo, thế nên chế độ ăn của họ không giống người bình thường. Thay vì bữa ăn nhiều chất sơ thì bữa ăn của họ phải giàu chất béo, năng lượng. Giúp họ khỏe mạnh mà cân tăng đều.
Với người bình thường 1 ngày họ chỉ ăn khoảng từ 2.000 đến 2.500 calo. Riêng với các võ sĩ Sumo thì mỗi ngày họ phải ăn 20.000 calo (gấp 10 lần người bình thường) để có cân nặng như ý.
Các võ sĩ Sumo không những chỉ cần béo mà họ cũng rất cần khỏe để còn thi đấu.
Vì thế 5h sáng, họ đã phải dậy tập luyện rồi mới được ăn sáng. Bởi họ ăn rất nhiều, nếu ăn no sẽ rất khó luyện tập do bụng chứa nhiều thức ăn làm họ nặng nề và chậm chạp.
Do vậy, thời gian họ tập luyện thường trước bữa ăn vì lúc đó dạ dày trống rỗng giúp họ di chuyển nhanh nhẹn hơn.
3. Nhiệm vụ của các võ sĩ Sumo
Trong văn hóa của người Nhật Bản nói riêng, họ coi Sumo là sức mạnh là nghi thức tôn giáo thiêng liêng.
Trong nghi thức tôn giáo: Sumo làm nhiệm vụ như một nghi thức bắt buộc.
Trong chiến tranh: Sumo làm nhiệm vụ đe dọa quân địch và hành quyết.
Hiện nay, Sumo không chỉ là một hình thức giải trí nghệ thuật mà nó còn dành được sự quan tâm của nhiều người trên thế giới. Đặc biệt, môn võ này thu hút rất nhiều người ngoại quốc tham gia để trở thành võ sĩ Sumo.
4. Văn hóa Nhật Bản trong cách thi đấu của võ sĩ Sumo
Ngày nay Sumo là một môn thể thao giải trí được yêu thích nhất tại Nhật Bản.
Võ đài thi đấu, phải thiết kế theo quy tắc để không làm mất đi ý nghĩa tôn giáo như: Võ đài phải có hình tròn, mái che là hình tam giác, phần bệ là hình vuông. Tất cả các thiết kế ấy đều là tượng trưng cho sự linh thiêng của Thần Đạo.
Trước khi thi đấu, võ đài sẽ được tẩy uế bằng việc tung muối. Còn các võ sĩ thì vỗ tay thật to, mong có được sức mạnh từ các vị thần.
Sự thắng bại khi thi đấu, được xác định bằng việc đẩy được đối phương ra khỏi vòng tròn hay làm đối phương bị ngã xuống sàn thi đấu. Thời gian thi đấu rất nhanh chỉ vài giây hoặc 1 phút.
Sumo chính là sự kết tinh văn hóa Nhật Bản lẫn tín ngưỡng dân tộc. Các võ sĩ chỉ mỡ là mỡ và không thấy cơ bắp lại là niềm tự hào của người dân xứ sở Mặt Trời mọc. Đó là nghệ thuật là tượng trưng cho tinh thần dân tộc nơi đây.