Mỗi quốc gia đều có những hình ảnh đặc trưng, để khi người ta nhìn thấy đều thấy được linh hồn quốc gia đó. Đất nước Nhật Bản cũng vậy – một quốc gia có nhiều nét văn hóa phương Đông, đã xây dựng cho mình những hình ảnh đặc biệt riêng. Dưới đây là 5 hình ảnh mà khi nhìn thấy, chúng ta sẽ thấy được văn hóa, con người, kinh tế của Nhật Bản.
Bài viết tham khảo:
- Những món quà mà người Nhật Bản thích nhất khi được người Việt tặng
- Thành phố Kobe – một Châu Âu thu nhỏ trong lòng Nhật Bản
1. Áo Kimono – Trang phục truyền thống
Áo Kimono là trang phục truyền thống rất riêng của Nhật Bản. Cũng giống như chiếc áo dài của Việt Nam. Áo kimono Nhật Bản, thể hiện nét văn hóa của người dân Nhật Bản. Đặc biệt, nó còn là câu chuyện lịch sử cuội nguồn của dân tộc.
Áo kimono là một chiếc áo rộng, nó được giữ cố định nhờ một chiếc vành khăn rộng kết hợp với dây đai và dây buộc vào người mặc.
Vì sử dụng cắt mảnh vải ra thành từng miếng, đặc biệt nó là một chiếc áo rộng. Người thợ may chỉ việc dùng kỹ thuật cắt và khâu, ghép chúng lại với nhau mà không cần phải quan tâm nhiều về kích thước, hình dạng của khách hàng.
Chất liệu vải sử dụng để may Kimono là loại vải mềm thẫm mồ hôi. Vì thế, người mặc sẽ không chỉ cảm thấy thoáng mát mà còn thấy rất dễ chịu.
Điểm thuận lợi của Kimono chính là rất dễ gập và phù hợp với mọi điều kiện của thời tiết. Đặc biệt khi vào mùa đông, để giữ ấm cho cơ thể người Nhật có thể mặc nhiều lớp áo hơn.
Màu sắc của áo, thể hiện tầng lớp xã hội và là tượng trưng cho các mùa trong năm.
Để có được chiếc áo Kimono truyền thống, mang đặc trưng của đất nước Nhật Bản. Người Nhật đã biết cách pha trộn phong cách ăn mặc của người Triều Tiên, Trung Hoa và cả người Mông Cổ.
Đó là sự pha trộn tuyệt vời tượng trưng cho tính cách: Dung hòa và học hỏi những ưu điểm của văn hóa từ bên ngoài. Để rồi, biến chúng trở thành nét riêng của mình vô cùng đặc biệt.
2. Núi Phú Sĩ – Ngọn núi đẹp nhất đất nước Nhật Bản
Khi nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn trong chúng ta sẽ không bao giờ bỏ qua hình ảnh đẹp của núi Phú Sĩ. Đây là ngọn núi đẹp nhất của quốc gia này. Ngọn núi này nổi tiếng là ngọn núi đẹp quanh năm.
Tiền thân của núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa. Khoảng 600.000 năm trước, ngọn núi này đã xảy ra phun trào lần đầu tiên. Tất nhiên, khi núi lửa phun trào đi cùng nó là một lượng dung nham lớn.
Khi dung nham tràn qua miệng núi lửa, nó sẽ chảy dọc từ trên đỉnh núi xuống đất cho đến khi núi lửa dừng phun trào.
Khi núi lửa không phun nữa, thì nhiệt độ sẽ giảm dần và khiến cho dung nham cũng nguội theo. Kết quả là lượng dung nham đó sẽ được kết dính lại ở 2 bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón như bây giờ.
Hiện nay, hình ảnh một ngọn núi lửa đã trở thành một địa điểm du lịch 4 mùa tại Nhật Bản. Không những thế nó còn là hình ảnh của một quốc gia chịu khó, vươn lên.
3. Cá chép Koi – Linh vật truyền thống của đất nước Nhật Bản
Truyền thuyết Cá chép hóa rồng thể hiện cho sự bản lĩnh, ước mơ và hoài bão… để phát triển sự nghiệp.
Trong văn hóa Nhật Bản nói riêng: Hình ảnh cá chép Koi chính là hình ảnh tượng trưng cho những ước mơ, sự bản lĩnh của người đàn ông.
Vào ngày lễ Koinobori mồng 5 tháng 5, người Nhật thường treo hình ảnh này dành riêng sự mong muốn đặc biệt của các bé trai.
Cá chép Koi Nhật Bản hiện có 3 màu là: Đỏ, đen, xanh.
- Màu đỏ thể hiện cho sự ấm áp, đó là hình ảnh của người mẹ luôn chăm lo cho gia đình và các con.
- Màu đen thể hiện sự an toàn, là hình ảnh của người đàn ông trụ cột trong gia đình.
- Màu xanh thể hiện một chồi non đang được lớn khôn theo từng ngày.
Hình ảnh 3 con cá chép Koi chính là biểu tượng cho gia đình hạnh phúc, hòa thuận, ấm áp và tràn ngập tình yêu thương.
4. Chim Hạc – xuất hiện trong trang phục cưới
Trong văn hóa phương Đông, hầu hết các quốc gia đều lấy hình ảnh Rồng và Phượng để thể hiện cho trang phục cưới… Nhưng văn hóa Nhật Bản nói riêng: Họ lại lựa chọn hình ảnh đôi chim Hạc, điều này có sự khác biệt tạo nên văn hóa và làm biểu tượng riêng.
Theo quan niệm của người Nhật, Hạc là một loài vật chung thủy. Đây chính là mục đích, của bất cứ cặp vợ chồng nào khi chung sống cùng nhau.
Loài chim Hạc, khi có sự kết giao giữa con trống và con mái. Chúng sẽ sống bên nhau trọn đời, không chia lìa và không có sự thay đổi.
Chính vì thế, hình ảnh đôi chim Hạc được xuất hiện trong những trang phục cưới của người dân đất nước Nhật Bản. Đó chính là sự hòa hợp, sự chung thủy, sự trường tồn bất diệt…
5. Hoa anh đào – niềm tự hào của đất nước Nhật Bản
Trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia được trồng nhiều hoa anh đào nhất. Không những thế, nơi đây hoa anh đào nở đẹp nhất. Chính vì thế, cả thế giới đều yêu mến gọi đất nước Nhật Bản bằng tên gọi “xứ sở hoa anh đào”.
Sự đặc sắc của loài hoa này chính là khi rơi, cánh hoa vẫn còn tươi thắm. Các võ sĩ đạo, vô cùng yêu thích loài hoa này bởi nó mong manh nhưng lại rất khiêm nhường và rất thanh cao.
Mặc dù, hoa nở mau tàn nhưng nét đẹp của nó lại thể hiện ở sự tàn lụi. Điều đó thể hiện tinh thần của các võ sĩ đạo: Dù hi sinh nhưng đó lại là đỉnh cao của sự vinh quang và rực rỡ. Đặc biệt là thể hiện hào khí của các võ sĩ đạo, luôn coi nhẹ cái chết.
Qua bài viết này, bạn cũng đã thấy được: Biểu tượng mang hình ảnh đất nước Nhật Bản đều là những hình ảnh đặc biệt, có nguồn gốc đặc biệt. Thể hiện tinh thần dân tộc, con người… Nếu bạn có dịp đến Nhật Bản làm việc, học tập bạn hãy tìm hiểu và khám phá thêm nhé.