Văn hóa Nhật Bản vô cùng ấn tượng và đa dạng. Sự đa dang và phong phú ấy, còn được thể hiện trong cách đón tết Trung thu. Đó là ngày tết, không chỉ dành riêng cho thiếu nhi mà còn là sự mong đợi của người lớn. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về phong tục đón tết Trung thu tại xứ sở hoa anh đào nhé.
Bài viết tham khảo:
- Đất nước Nhật Bản với câu chuyện thủ đô
- Du lịch Nhật Bản tại nơi có tuyết rơi nhiều nhất trên thế giới

Trung thu trong văn hóa Nhật Bản là bánh Tsukimi Dango và hình ảnh chú Thỏ là chủ đạo
1. Nguồn gốc để có ngày tết Trung thu
Với người Á Đông, tết trung thu là dịp tết được mong chờ nhất. Ở Việt Nam tết trung thu còn được gọi là tết đoàn viên, là ngày gia đình được xum họp cùng nhau ăn bữa cơm gia đình và nghe câu truyện đặc trưng của ngày tết trung thu.
Thế hệ mỗi người dân Việt, đều được nghe câu truyện cổ tích truyền tai nhau. Và ngày tết trung thu ở Việt Nam là câu truyện về chú Cuội, chị Hằng. Đây là 2 nhân vật chính, chủ đạo được người Việt vô cùng yêu thích. Vì sự xuất hiện của 2 nhân vật này có nghĩa là tết trung thu đã đến.
Còn tại Nhật Bản, quốc gia trong khu vực Châu Á có những nét văn hóa truyền thống đặc biệt riêng về ngày tết Trung thu.
Nếu như ở Việt Nam, hình ảnh chị Hằng và chú cuội thì tại Nhật lại là hình ảnh Thỏ ngọc đáng yêu.

Khác với Việt Nam, Nhật Bản sử dụng đèn cá chép trong ngày tết Trung Thu
Câu chuyện về ngày tết trung thu tại xứ sở hoa anh đào là một câu chuyện có đầu, có cuối đầy cảm động về sự hy sinh và lòng dũng cảm.
Theo như lời kể lại: Thời xa xưa, khi Nhật Bản nhiều năm liền bị mùa màng thất bát. Khiến cho cuộc sống của người dân vô cùng khổ sở. Nạn đói hoành hành trên khắp cả nước, sự tranh giành, cướp bóc lẫn nhau… để mong có đồ ăn và có được sự sống.
Thỏ vốn dĩ khi sinh ra đã là một loài vật yếu đuối và không thể đi xa để kiếm ăn được. Đứng trước sự khó khăn đó, bầy thỏ chỉ biết rủ nhau ngồi quanh đống lửa. Mục đích để cảm nhận sự đoàn kết, mặt khác là để chống chọi với cái đói và cái rét.
Trong bầy thỏ ấy, có một con thỏ thấy đồng loại của mình đã sắp không chịu được vì cái đói ấy. Nó suy nghĩ: “ Nếu như cứ như vậy thì tất cả đều sẽ chết và sẽ không còn ai sống xót”.
Chỉ một thoáng suy nghĩ nhanh, nó liền lao mình vào đống lửa để biến mình trở thành thức ăn. Vì chỉ có như vậy, những chú thỏ kia sẽ sống và chỉ chết 1 mình nó mà thôi. Điều này chẳng là có lợi hơn so với việc cùng chết tất cả hay sao?
Việc quyết định hy sinh thân mình nhanh chóng để cứu đồng loại, đã thấy được sự dũng cảm của chú Thỏ nhỏ bé này.
Sau khi chứng kiến cảnh tượng đó, Tây Vương Mẫu vô cùng cảm động và rất nể trọng nghĩa khí của một con vật nhỏ bé. Vì thế, Tây Vương Mẫu đã nhặt hết chỗ xương của chú thỏ và biến chú theo hình hài mới dưới dạng bằng ngọc. Bằng hình hài mới này, chú thỏ sẽ trường sinh bất tử và được sống trên cung trăng.

Trung thu tại Nhật Bản được tổ chức hoành tráng và long trọng
Trong suy nghĩ của người Nhật Bản, chú thỏ sống trên Mặt Trăng đó đang ngồi ăn bánh bao hoặc đang giã bánh Tsuki-Dango.
Cứ được ăn, được làm bánh là được ấm no đầy đủ thế là thích rồi. Và ai cũng mong muốn có một cuộc sống ấm no, đầy đủ cả.
2. Phong tục đón tết Trung thu trong văn hóa Nhật Bản
Mỗi quốc gia đều có những phong tục văn hóa riêng, để tạo nên hình ảnh của quốc gia mình.
Đối với Việt Nam, ngày tết Trung thu là ngày dành cho trẻ em. Dù ở đâu, ở vùng nào, miền nào thì ngày này trẻ em đều được tôn vinh.
Hoạt động của trẻ em Việt trong ngày tết là được rước đèn ông sao, được xem múa lân, được phá cỗ… Đặc biệt chỉ vào dịp Trung thu mới được ăn bánh nướng, bánh dẻo…
Còn tại Nhật Bản, tết Trung thu còn được gọi là Tsukimi tức là lễ hội ngắm trăng. Thời gian tổ chức là vào ngày 15.8 âm lịch hàng năm. Lễ hội này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban một mùa bội thu.
Khác với Việt Nam, ngày này tại Nhật Bản trẻ em thì rước đèn lồng hình con cá và những gia đình đều làm bánh Tsukimi Dango. Đây chính là món bánh không thể thiếu trong ngày tết Trung thu và là văn hóa Nhật Bản nói riêng.
Qua bài viết này, bạn cũng thấy được các nước ở cùng chung khu vực đều có nét văn hóa tương đồng với nhau. Bằng chứng là, tết Trung thu không chỉ có riêng ở Việt Nam mà còn ở nhiều các quốc gia khác như Nhật Bản chẳng hạn. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có một cách một phong tục khác nhau để tạo dấu ấn riêng. Xứ sở anh đào cũng vậy họ cũng có cách riêng để tạo nên văn hóa Nhật Bản đặc sắc trong ngày tết Trung thu.