Trong 2 năm gần đây, người lao động Việt đến thị trường việc làm Nhật Bản là nhiều nhất. Để giúp cho người lao động Việt, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi của người lao động. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn luật lao động tại Nhật dành cho người đi XKLĐ Nhật Bản nhé.
Bài viết tham khảo:
1. Lịch sử ra đời của luật lao động
Trong quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp. Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, bị thay đổi rất nhiều cụ thể như:
Thay đổi nơi làm việc từ sản xuất gia đình nhỏ sang xí nghiệp, nhà máy lớn.
Thay đổi về môi trường làm việc, để tìm kiếm môi trường ngày càng tốt hơn.
Thay đổi về việc quản lý lao động của người sử dụng lao động.
Thay đổi về chất lượng công việc và chi phí làm việc: Người sử dụng lao động luôn muốn tìm kiếm người lao động nhanh nhẹn, hoạt bát, làm việc tốt. Đặc biệt là mong muốn chi phí càng thấp càng tốt…
Chính vì hàng loạt sự thay đổi đó, xảy ra những cuộc mâu thuẫn giữa chủ và người làm thuê. Đây chính là lý do ra đời luật lao động.
Tùy vào đặc điểm mỗi nơi, các cuộc đấu tranh khác nhau mà luật lao động mỗi nơi sẽ khác nhau. Nhằm đảm bảo thỏa mãn điều kiện của đôi bên tại nơi đó.
2. Người đi XKLĐ Nhật Bản cần nắm rõ luật lao động tại Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia, tuyển dụng số lượng lao động nước ngoài đến làm việc rất đông. Trong đó, có người lao động Việt Nam chúng ta.
Như chúng tôi nêu ở trên, luật lao động này sẽ khác nhau. Bởi còn phụ thuộc vào môi trường sống và điều kiện làm việc của mỗi quốc gia.
Bạn không thể áp dụng luật lao động tại Việt Nam sang Nhật và ngược lại. Bạn cũng không thể đem công đoàn của Việt Nam, thay thế cho công đoàn bên Nhật Bản.
Hay chúng ta là một nước xã hội chủ nghĩa, có Đảng, có chủ tịch nước, bí thư… Sẽ không thể giống một nước tư bản, có đế chế của vua….
Vì thế người Việt đi XKLĐ Nhật Bản, cần nắm rõ 11 điều quan trọng dưới đây. Mục đích để bạn thuận lợi trong khi ký hợp đồng lao động, quyền lợi của mình khi sinh sống và làm việc tại Nhật bản.
- Thứ 1: Điều kiện làm việc phải rõ ràng
Trong điều khoản của luật lao động Nhật Bản, điều 15 có ghi rõ rằng: Hợp đồng được ký kết giữa đôi bên phải ghi rõ thông tin về việc làm, ngành nghề cụ thể chính xác, mức lương cơ bản được nhận, mức lương làm thêm và tăng ca, thời gian làm việc hành chính, thời gian làm thêm giờ, điều kiện và môi trường làm việc…
Các cụ chúng ta thường nói “Bút xa gà chết”. Điều ấy ám chỉ là khi chúng ta đã ký, thì phải thực hiện đúng như trên giấy tờ. Nếu chẳng may, họ thay đổi một vấn đề nào đó bất lợi cho mình. Bạn không nắm rõ, thì có nghĩa rằng bạn sẽ là người chịu thiệt thòi cho đến khi kết thúc hợp đồng.
Vì thế, trước khi đặt bút ký tên mình vào hợp đồng lao động. Bạn cần xem xét kỹ, có đầy đủ các nội dung trên hay không. Đó chính là quyền lợi của bạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
- Thứ 2: Phải luôn đảm bảo an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Vấn đề này cực kỳ quan trọng, người lao động cần phải chú ý. Bởi nhiều nơi, chủ xí nghiệp vô trách nhiệm khiến môi trường làm việc không đầy đủ về lọc khí bụi, khí độc hại. Do đó, người lao động khi làm việc trong môi trường này dễ bị nhiễm độc.
Khi bị nhiễm độc, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm tuổi thọ. Theo luật lao động Nhật Bản ở điều 59 và điều 66 về an toàn sức khỏe và lao động công nghiệp thì:
+ Các xí nghiệp phải trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động cho người lao động.
+ Phải tổ chức tập huấn về an toàn lao động
+ Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 năm/ 1 lần.
- Thứ 3: Tuyệt đối không được bóc lột và cưỡng ép sức lao động
Vấn đề này được thể hiện ở điều 5 và điều 6 trong bộ luật lao động của Nhật Bản.
Do đó công ty tuyển dụng, không được phép ép buộc người lao động làm việc trái ý muốn. Đặc biệt là những công việc, trái với quy định của luật pháp.
Ngoài ra, công ty Nhật Bản tuyệt đối không được phép thu tiền của người lao động khi tham gia phỏng vấn.
- Thứ 4: Đảm bảo chi trả đúng mức lương cơ bản tối thiểu theo quy định
Tại Nhật Bản, lương cơ bản sẽ được trả theo vùng theo miền. Do đó, sẽ có sự chênh lệch khác nhau.
Theo điều 5 về quy định mức lương trả người lao động tại Nhật Bản: Mức lương của người đi XKLĐ Nhật Bản, không được thấp hơn mức lương mà chính phủ Nhật quy định ở mỗi khu vực và mỗi ngành nghề.
- Thứ 5: Quy định về sa thải người lao động
Khi người sử dụng lao động, muốn cho người lao động nghỉ việc. Thì phải thông báo cho người đó trước 30 ngày. Điều này được ghi rõ tại điều 20 và điều 21. Ngoài ra, còn có thêm những quy định sau:
Phải có văn bản sa thải từ phía công ty phê duyệt. Trưởng bộ phận, tuyệt đối không được tự ý quyết định sa thải nhân viên.
Nếu không thông báo trước hoặc thông báo bị thiếu ngày, người lao động sẽ được trả lương cho khoảng thời gian báo chậm đó.
- Thứ 6: Tuyệt đối không được cho người lao động nghỉ việc, khi người đó bị tai nạn nghề nghiệp
Trong quá trình làm việc, sản xuất hay làm việc ngoài trời… Những tình huống tai nạn bất ngờ xảy đến là điều không thể tránh khỏi.
Trong luật lao động Nhật Bản đã ghi rõ tại điều 19: Nếu người lao động chẳng may bị tai nạn nghề nghiệp, thì chủ xí nghiệp không được phép sa thải họ.
Đây là điều rất quan trọng và các bạn cần phải nhớ, vì đó chính là quyền lợi của mình. Bởi bất cứ ai khi sử dụng lao động, đều muốn tìm những người có sức khỏe tốt, không có dị tật. Mục đích để làm việc được tốt hơn, năng suất lao động cao hơn.
Vì thế nếu trong quá trình bạn đang làm việc, chẳng may bị tai nạn. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ xí nghiệp, cho mình nghỉ làm để điều trị tại bệnh viện. Ngoài ra, bạn có thể kiến nghị được phép nghỉ thêm tối đa 30 ngày nữa để cho việc bình phục hoàn toàn.
- Thứ 7: Được hoàn trả lại tiền với những trường hợp lao động gặp rủi ro
Nếu như bạn không may gặp rủi ro. Theo điều 23 luật lao động Nhật Bản:
Nếu không may người lao động từ chức hoặc qua đời. Phía công ty tuyển dụng, sẽ phải hoàn trả tất cả cho người lao động những khoản tiền còn thiếu trong vòng 7 ngày.
Bên cạnh đó, người lao động cũng sẽ nhận được toàn bộ các giấy tờ liên quan đến người lao động.
- Thứ 8: Thanh toán tiền lương
Đối với người đi làm, ai cũng mong mỏi đến ngày lĩnh lương. Theo điều 24 quy định trả lương cho người lao động tại Nhật có ghi rõ:
Trả lương cho người lao động 1 tháng/ 1 lần. Trả đúng ngày và không được chậm lương, trả lương đúng theo ngày được ghi rõ trên hợp đồng lao động.
Các khoản khấu trừ như thuế, thu nhập cá nhân, bảo hiểm… đều được ghi rõ và chi tiết trong hợp đồng.
- Thứ 9: Tuyệt đối không được phân biệt chủng tộc
Trong quá trình đi XKLĐ Nhật Bản, người nước ngoài đến Nhật làm việc tùy thuộc vào quốc gia mình sẽ có những màu da và tôn thờ tôn giáo khác nhau.
Vì thế, các xí nghiệp Nhật không được phân biệt chủng tộc. Điều này được thể hiện tại điều 3 bộ luật lao động Nhật Bản.
Việc phân biệt chủng tộc có nguy cơ bóc lột người lao động như: Bắt người lao động làm thêm giờ, trả lương cơ bản thấp hơn quy định của vùng, không trả lương khi người lao động làm thêm giờ.
- Thứ 10: Quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Theo điều 32 và điều 40 có quy định rõ về thời gian làm việc như sau:
+ Thời gian làm việc 1 ngày: Không vượt quá 8 tiếng.
+ Thời gian làm việc 1 tuần: Không vượt quá 44 tiếng.
(Lưu ý: Thời gian này không tính thời gian được nghỉ giải lao).
Theo điều 35 về thời gian nghỉ ngơi cho người lao động như sau:
+ Thời gian nghỉ ngơi ít nhất trong 1 tuần là: 1 ngày/ 1 tuần.
+ Thời gian nghỉ ngơi ít nhất trong 1 tháng là: 4 ngày/ 1 tháng.
- Thứ 11: Quy định về thời gian được làm thêm ở ngày thường và ngày lễ tết (lịch đỏ)
Hầu hết các xí nghiệp Nhật, đều phải cho công nhân làm thêm rất nhiều. Để đủ nguồn hàng cung cấp ra thị trường. Có những xí nghiệp còn cần hoàn thành hàng gấp, đã phải yêu cầu công nhân của mình đi làm ngay khi đó là ngày tết (ngày lịch đỏ).
+ Làm thêm, tăng ca những ngày bình thường được tính lương tăng lên 125%.
+ Làm thêm vào những ngày nghỉ cuối tuần thứ 7 và chủ nhật, được tính lương lên 135%.
+ Làm thêm vào ngày lịch đỏ (ngày lễ, ngày tết), mức lương được tính tối thiểu là 160% (tùy thuộc vào chế độ đãi ngộ, nhu cầu công việc của mỗi công ty).
+ Làm ca đêm, lương cơ bản sẽ được tính cao hơn so với làm việc ca ngày.
Trên đây là những điều luật lao động tại Nhật Bản, áp dụng cho lao động nước ngoài (bao gồm cả du học sinh học tập tại Nhật). Vì thế, người đi XKLĐ Nhật Bản, cần phải nắm rõ để giảm tối đa những thiệt thòi. Đặc biệt, nếu bạn nhận thấy nơi làm việc của bạn có dấu hiệu vi phạm. Bạn hãy liên hệ trực tiếp tới tổ chức OTIT, để được hỗ trợ cũng như được trả lại sự công bằng.