Làm thêm là nhu cầu thực tế của những thực tập sinh Nhật Bản. Đây là cơ hội giúp cho người lao động tăng nguồn thu nhập, giúp cho tiền tích lũy sau khi trở về tăng lên. Tuy nhiên, không phải đơn hàng nào cũng được làm thêm và người lao động thích làm thêm cũng được. Mà còn phụ thuộc vào ngành nghề, vào quy định của Nhật Bản nữa. Vậy những nguyên nhân khiến cho người lao động khó làm thêm là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
Bài viết tham khảo:
1. Do lựa chọn ngành nghề đi sang Nhật làm việc hạn chế thời gian làm thêm
Trong chương trình đi thực tập sinh Nhật Bản, có rất nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy theo trình độ và yêu cầu của mỗi công việc, sẽ có sự tuyển dụng phù hợp nhất.
Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, thời gian làm việc theo quy định sẽ là 8 tiếng/ ngày. Ngoài thời gian 8 tiếng nếu người lao động làm việc quá thời gian trên thì được coi là làm thêm giờ.
Mức lương cơ bản tại Nhật được trả theo vùng, miền. Ở thành phố chi tiêu đắt đỏ, sẽ có mức lương cơ bản cao hơn các vùng nông thôn.
Hiện nay, mức lương cơ bản đi Nhật dao động từ 28 triệu đến 35 triệu VNĐ/ tháng.
Mức lương này so với Việt Nam thì cao, nhưng đối với Nhật Bản thì đó là mức lương ở dạng trung bình. Thêm vào đó chi phí tại Nhật lại đắt đỏ, vì thế nếu trừ chi phí thì người lao động cũng chỉ tiết kiệm được 10 đến 15 triệu/ tháng. Do đó, để làm giàu cũng rất là khó khăn.
Vậy để tăng nguồn thu nhập thì tất cả đều dựa vào việc làm thêm giờ.
Tuy nhiên, thực tế không phải đơn hàng nào đi Nhật người lao động cũng được làm thêm. Đó là những đơn hàng làm việc ở ngoài trời và chịu ảnh hưởng của thời tiết như: Nông nghiệp và xây dựng.
Đặc biệt là ngành xây dựng, còn chịu tác động của đời sống hàng ngày. Vì thế với ngành này, đôi khi ngày người ta đi làm thì mình nghỉ còn ngày người ta nghỉ mình mới được làm. Đó chính là hạn chế khiến bạn khó có thể làm thêm được.
2. Nếu bạn làm việc không đúng chuyên môn cũng sẽ không được làm thêm
Việc làm thêm nhiều nhất, liên tục nhất thường là những công việc ở trong nhà máy xí nghiệp. Khi được làm việc trong nhà thì dù trời mưa hay nắng, dù trời rét hay oi bức thì cũng không làm chậm đi các tiến độ sản xuất.
Đặc biệt, trong nhà máy thường làm việc theo hợp đồng ký kết sẵn và phải đảm bảo nguồn cung cấp ra thị trường.
Do đó, nếu bạn tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản mà đi các đơn hàng trong nhà máy xí nghiệp, bạn sẽ có công việc đều ổn định. Hơn nữa sẽ được tăng ca và làm thêm rất nhiều.
Tuy nhiên khi làm việc trong nhà máy, xí nghiệp thường được chia ra các giai đoạn làm việc khác nhau.
Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng chủ xí nghiệp đã có cụ thể số lượng người làm việc ở mỗi phân đoạn.
Nếu bạn làm ở phân đoạn A, mà bên phân đoạn B bị thiếu người bạn được điều chuyển sang đó hỗ trợ thì đương nhiên bạn sẽ không được làm thêm. Vì ngay từ đầu bạn không thuộc chuyên môn của công đoạn B. Do đó, bạn cần phải lưu ý.
3. Do xí nghiệp không cho thực tập sinh Nhật Bản được phép làm thêm
Như các bạn cũng biết, người Nhật họ rất siêng năng. Họ chăm chỉ tới mức quên ăn, quên ngủ và quên cả việc lập gia đình duy trì nòi giống.
Theo số lượng thống kê hiện nay: Số lượng bỉm người già được bán ra hàng năm cao hơn số lượng bỉm dành cho trẻ em. Điều này cho thấy, tỷ lệ dân số già tăng lên và dân số trẻ bị giảm sút.
Nguyên nhân chính, của việc giảm sút dân số trẻ do giới trẻ Nhật dành quá nhiều thời gian cho công việc. Đặc biệt, tư tưởng quá hiện đại khiến giới trẻ Nhật không thích kết hôn bởi họ không muốn có sự giàng buộc. Nếu có kết hôn thì lại cực kỳ lười sinh con.
Đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn lao động trẻ, chính phủ Nhật đã ban hành lệnh cấm không được làm thêm. Thậm chí còn thưởng tiền cho những ai không đi làm thêm.
Ngoài ra, còn có quy định bắt buộc các đơn vị doanh nghiệp không được phép cho lao động làm thêm. Nếu vi phạm sẽ bị phạt.
Do đó, khi bạn sang Nhật làm việc thì cũng phải tuân thủ theo quy định của người Nhật.
Cho dù bạn muốn làm thêm, nhưng xí nghiệp không cho bạn được phép làm thêm thì mình cũng không thể đòi hỏi được.
Sở dĩ họ làm như vậy là để đảm bảo sức khỏe cho người lao động mà thôi.
Với bài viết này, bạn đã thấy được nguyên nhân khiến thực tập sinh Nhật Bản khó được làm thêm là từ đâu. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chùn bước đến Nhật làm việc. Bởi vẫn có rất nhiều cơ hội để bạn được tăng nguồn thu nhập từ việc làm thêm nếu bạn chăm chỉ, nhiệt tình.