Khi chúng ta lựa chọn đi nước ngoài làm việc. Ngoài những yếu tố về: công việc, mức lương, khí hậu,… thì yếu tố cũng vô cùng quan trọng mà mọi người cần lưu ý là chính sách bảo vệ người lao động của quốc gia đó.
Nhật Bản vẫn thường được nhắc đến là quốc gia có chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động rất tốt. Đặc biệt đối với những người lao động nước ngoài đến đây làm việc và sinh sống.
Vậy khi không may các bạn bị gặp phải công ty không tốt, chủ sử dụng lao động quỵt lương, bóc lột sức lao động, chèn ép, trả lương không đúng hợp đồng,… thì các bạn cần làm gì và làm như thế nào để lấy lại được quyền lợi của mình.
1. OTIT
Nghe tên OTIT (có tên cũ là JITCO) có vẻ sẽ khá quen thuộc khi các bạn tìm hiểu trên mạng. Đây là tổ chức được chính phủ Nhật Bản lập ra, có quy trình hoạt động phù hợp với quy trình mới của thực tập sinh kỹ năng nước ngoài của Nhật Bản. OTIT có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận mới đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Nghiệp đoàn) và tổ chức thực hiện (công ty tiếp nhận).
- Liên lạc qua điện thoại:
Thời gian: Thứ hai, thứ tư, thứ sáu 11:00 – 19:00
Số điện thoại: 0120-250-168 (miễn phí gọi điện)
Trong trường hợp gọi điện vào thời gian ngoài thứ hai, thứ tư, thứ sáu (11:00 ~ 19:00) thì hãy nhắn lại nội dung cần tư vấn vào máy trả lời tự động. Về nội dung tư vấn cần câu trả lời thì sẽ xử lý vào ngày tư vấn gần nhất sau ngày nhận được cuộc gọi.
Thứ hai, thứ tư, thứ sáu trùng vào các ngày lễ, ngày nghỉ tết của Nhật (ngày 29/12 ~ ngày 03/01) là ngày nghỉ.
- Liên lạc qua thư bưu điện:
Địa chỉ: 〒108-0075 Tokyo, Minato-ku, Konan 1-6-31 Shinagawa Tokyo Building 8F Gaikokujinn Ginojishu Kiko Ginojishu-bu Enjyo-ka
2. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Số điện thoại phục vụ công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản gồm:
Đường dây nóng (di động) (+81)-80-3590-9136 trực 24/24 giờ.
Số điện thoại 090-6187-6644 trực 9:00-18:00, phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến tu nghiệp sinh,thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Số điện thoại 080-4006-0234 trực 9:00- 18:00, phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản
Lưu ý: Các số điện thoại trên phục vụ công tác bảo hộ công dân, không trả lời về các thủ tục lãnh sự cũng như các câu hỏi khác không liên quan đến công tác bảo hộ công dân.
3. Những trường hợp khẩn cấp nào sẽ được bảo hộ?
Ngoài những trường hợp liên quan đến tranh chấp giữa công ty và chủ sử dụng lao động tại Nhật đối với người lao động nước ngoài. Thì một số những trường hợp khẩn cấp mà các bạn sẽ được bảo hộ tại Nhật Bản
– Mất hộ chiếu ở nước ngoài
– Nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em
– Nạn nhân của các tội phạm khác
– Ốm đau hoặc tai nạn ở nước ngoài
– Xử lý công dân chết ở nước ngoài
– Bị bắt, giam, giữ, bị tù ở nước ngoài
THÔNG TIN LIÊN HỆ